Nguyên Liệu & Công Nghệ Sản Xuất Cồn Khô

Cồn khô là một nhiên liệu đốt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cồn khô dạng viên với mức độ độc hại thấp, khi cháy không tạo ra khói và giá cả phải chăng, nên thường được ứng dụng để nấu và hâm nóng thức ăn. Vậy bạn có biết quy trình sản xuất ethanol như thế nào không? Bài viết sau đây của sẽ giới thiệu đến bạn công nghệ sản xuất cồn khô tiên tiến nhất. 

Nguyên liệu sản xuất cồn khô

Nguyên liệu sản xuất cồn khô

Bên cạnh các bình gas mini, cồn khô – một loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn và cả trong gia đình. Bởi nó có giá cả hợp lý, là nguồn nhiên liệu sạch, mang đến sự tiện lợi và an toàn người sử dụng. 

Khác với quy trình sản xuất cồn thạch, nguyên liệu để sản xuất cồn khô gồm: 

  • Cồn (từ các loại rượu mạch thẳng như etanol, methanol, isopropanol, butanol, isobutyl alcohol, tert butyl alcohol, pentanol, octanol, isopentyl alcohol….hoặc là đồng phân của các rượu trên. Bên cạnh đó cũng có thế sử dụng rượu mạch vòng. Tuy nhiên rượu thích hợp nhất vẫn là các loại rượu ít carbon. 
  • Dẫn xuất cellulose có lớp bao phủ ngăn chặn quá trình hydrat hóa: Hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) có lớp phủ để ngăn chặn quá trình hydrat hóa, chẳng hạn như lớp axit hoặc glyoxyl. 
  • Các chất kiềm: bất kỳ chất kiềm nào cũng có thể được sử dụng nhằm làm tăng độ pH. Một số có thể kể đến gồm NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…. làm sệt cồn. 
  • Chất ngăn tạo khói: nhôm trihydrat

Công thức chung sản xuất cồn khô 

Công thức sản xuất cồn khô

Làm thạch khô cần nhiều loại nguyên liệu khác nhau, được pha theo một tỷ lệ nhất định. Công thức sản xuất thạch khô như sau: 

60 – 80% ethanol + 5 – 35%  + 1 –  4% khối lượng dẫn xuất cellulose + 0,1 – 1% Nhôm trihydrat ngăn chặn khói. 

Công nghệ sản xuất cồn khô 

Công nghệ sản xuất cồn khô

Có rất nhiều công nghệ sản xuất cồn khô đã được công bố trên thế giới. Sau đây sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc công nghệ sản xuất cồn khô của Scott Gartner – một nhà nghiên cứu người Mỹ. 

Quy trình thực hiện gồm các bước như sau:

  1. Cho 200ml cồn (etanol, metanol hoặc isopropanol) trộn lẫn với 50ml nước.
  2. Tiếp đến thêm 10g HPMC tạo thành hồ lỏng. Do sự hiện diện của lớp phủ trong HPMC, hồ lỏng này có thể giữ nước trong một thời gian. Lớp phủ trong HPMC ức chế quá trình hydrat hóa. 
  3. Khi dung dịch vẫn ở dạng lỏng, đổ vào bình chứa 2-4g dung dịch kiềm, quá trình hydrat hóa và đông đặc xảy ra ngay lập tức. Không còn chất lỏng dư sau khi đóng rắn.

Theo công nghệ sáng chế này, phương pháp sản xuất này tránh được các vấn đề về bơm và tràn nếu các vật liệu cellulose khác được sử dụng mà không có lớp phủ để ngăn chặn quá trình hydrat hóa. 

Bên cạnh đó, bổ sung thêm lượng nhôm trihydrat để cồn khô không sinh ra khói và mùi khó chịu khi đốt. Nồng độ cồn trong viên nhiên liệu quyết định tốc độ đốt cháy. Giảm nồng độ cồn sẽ dẫn đến nhiệt độ cháy thấp hơn và tốc độ cháy giảm.

Công nghệ này đã đề xuất một công thức và phương pháp cải tiến để sản xuất cồn khô dùng để nấu và hâm nóng thức ăn. Loại nhiên liệu cô đặc này có nhiều ưu điểm như:

  • Làm chậm quá trình bay hơi của nhiên liệu cồn
  • Đảm bảo tính an toàn cho người dùng
  • Cung cấp nhiên liệu đốt có độ độc hại thấp
  • Không để lại tro sau khi cháy

Bên cạnh đó, cồn khô được sản xuất theo công nghệ này có độ nhớt không đổi, dẫn đến tốc độ cháy không đổi trong quá trình đốt. Ngoài ra, việc bổ sung nhôm trihydrate làm giảm khói và mùi khó chịu. Một ưu điểm nổi bật khác nữa đó chính là độ ổn định, an toàn  trong suốt quá trình lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và tiết kiệm chi phí. 

Như vậy đã giới thiệu đến quý bạn đọc công nghệ sản xuất cồn khô hiện đại. Sản phẩm cồn tạo ra sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt thân thiện với sức khỏe con người. Đừng quên theo dõi trang chủ của chúng tôi để tìm đọc thêm nhiều thông tin thú vị.

Bài viết liên quan