Cồn thực phẩm là gì? Cồn thực phẩm có công thức hóa là C2H5OH, được sử dụng trong các ngành công nghiệp thực phẩm, là nguyên liệu sản xuất đồ uống có cồn. Ngoài ra cồn ethanol còn có khả năng sát khuẩn, có công dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống khác. Theo dõi bài viết sau đây của để tìm hiểu chi tiết hơn.
Cồn thực phẩm là gì?
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về cồn thực phẩm cũng như những lợi ích mà nó mang đến cho con người. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng và bảo quản sẽ gây những tác hại nguy hiểm. Vì vậy chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về cồn để bảo vệ sức khỏe gia đình và bản thân. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về cồn thực phẩm.
Khái niệm
Cồn thực phẩm là chất lỏng không màu, có mùi vị cay giống rượu. Nó tan vô hạn trong nước, dễ cháy và khi cháy tạo ánh lửa màu xanh.
Tương tự như các loại cồn khác, cồn thực phẩm bao gồm thành phần chính là ethanol. Trải qua quá trình lên men, được chưng cất và tinh luyện kĩ lưỡng. Quy trình này nhằm loại bỏ các tạp chất như Acid, Este, dầu fusel, aldehyd.
Công thức hóa học của loại cồn này là C2H6O hoặc C2H6OH. Một số tên gọi phổ biến của cồn thực phẩm là cồn ethanol, rượu etylic,…Cồn thực phẩm có thể được sử dụng để pha chế cùng nước và các hợp chất khác mà con người tiêu hóa được tạo nên các sản phẩm dùng trong đời sống hằng ngày như đồ uống có cồn, dược phẩm, mỹ phẩm,…
Cồn thực phẩm bao nhiêu độ
Cồn thực phẩm trải qua quá trình sản xuất đã loại bỏ hết các tạp chất, là loại cồn có thành phần chính là ethanol với nồng độ rất cao, khoảng 98%. Loại cồn này thân thiện với sức khỏe con người nếu biết sử dụng có chừng mực.
Cồn thực phẩm có sát khuẩn được không?
Ngày nay trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra vô cùng căng thẳng, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân sử dụng cồn sát khuẩn như một biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Các loại cồn y tế 70 độ, 90 độ được dùng rất phổ biến, có tính khử khuẩn và diệt khuẩn cao.
Bạn thắc mắc không biết cồn thực phẩm có sát khuẩn vết thương được không? Đây cũng là loại cồn ethanol có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên tác dụng của cồn thực phẩm chỉ đạt hiệu quả khi sử dụng sản phẩm chất lượng. Nếu mua phải hàng giả (có chứa methanol) có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Công dụng của cồn thực phẩm
Sử dụng trong công nghiệp
- Làm dung môi hòa tan các hóa chất khác
- Dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất bia, rượu
- Sử dụng trong công nghiệp đông lạnh, bảo quản thực phẩm
- Cồn thực phẩm dùng trong tẩm ướp thực phẩm
Lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp
Trong lĩnh vực làm đẹp cồn thực phẩm được sử dụng rất phổ biến. Chẳng hạn như pha chế hương liệu, dùng làm hỏa liệu trong các spa làm đẹp, thẩm mỹ.
Đối với sức khỏe con người
Nếu sử dụng đúng nồng độ cho phép thì cồn thực phẩm cũng đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu sử dụng rượu với 1 lượng nhỏ mỗi ngày có thể giúp chống lại các bệnh về tim mạch, giúp kéo dài tuổi thọ.
Song song với đó cồn thực phẩm cùng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Nếu dùng liều lượng quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng sau:
Cồn ngấm vào máu sẽ gây ức chế phản xạ, làm chậm quá trình truyền thông tin lên não. Cồn gây cho ta cảm giác hưng phấn, đỏ mặt, giảm sự tập trung,..Tất cả những biểu hiện trên còn gọi là say rượu, bia.
Cồn khiến con người dễ kích động, mất đi sự phán đoán, thị lực giảm và trí nhớ kém,.
Khi cồn ngấm vào dạ dày, sẽ gây cảm giác đầy bụng. Dùng nhiều trong thời gian dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể đặc biệt là gan, phổi và hệ thần kinh.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản cồn thực phẩm
Nhằm khai thác hiệu quả tối đa của cồn thực phẩm, cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Tránh cho cồn tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận nhảy cảm trên cơ thể. Chẳng hạn như mắt, mũi, miệng. Khi sử dụng cồn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
- Không được tự ý pha cồn tại nhà để uống
- Khi dính cồn vào mắt phải rửa lại ngay bằng nước sạch. Nếu nuốt phải cồn thực phẩm nên đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
- Khi xảy ra sự cố cháy nổ không được dập lửa bằng ước. Hãy sử dụng các hóa chất khô, bột, bọt CO2, phun sương,…
- Đối với những người khi tham gia giao thông không được sử dụng nồng độ cồn quá mức quy định 0.05%.
- Bảo quản cồn ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
- Lưu trữ cồn trong các vật dụng có chất liệu phù hợp để tránh sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài.
Sự khác nhau giữa cồn thực phẩm và cồn công nghiệp
Cả cồn thực phẩm và cồn công nghiệp đều có thành phần chính là ethanol, nên chúng đều có tên gọi là cồn ethanol. Chúng đều sở hữu những tính chất vật lý tương đồng như: tan vô hạn trong nước, dễ cháy, khi cháy có ánh lửa xanh và không tạo ra khói.
Có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn cồn thực phẩm và cồn công nghiệp, dẫn đến sử dụng sai cách gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt 2 loại cồn này.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã giải đáp tất cả các thắc mắc của quý bạn đọc về khái niệm cồn thực phẩm là gì cũng như tính ứng dụng phổ biến của nó trong thực tiễn đời sống tại Việt Nam và nhiều nước khác. Đồng thời cũng giới thiệu cách phân biệt cồn thực phẩm và cồn công nghiệp để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe con người.