Kiến Thức

Cách sử dụng cồn rửa vết thương hiệu quả

399
Làm sạch vết thương bằng cồn

Cồn rửa vết thương dùng để sát khuẩn vết thương ngoài da do té ngã, đụng trúng vật sắc nhọn. Các vết loét ngoài da sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, sát khuẩn không đúng cách sẽ rất khó lành. Mời bạn đọc bài viết dưới đây của để hiểu hơn về cồn rửa vết thương và sát khuẩn thế nào cho đúng cách.

Vai trò của cồn rửa vết thương

Làm sạch vết thương bằng cồn

Làm sạch vết thương là một phần thiết yếu trong việc xử trí vết thương do bất kỳ nguyên nhân nào. Chăm sóc cho vết thương tốt giúp ngăn ngừa và kiểm soát được sự nhiễm vi sinh tại chỗ, giảm khả năng nguy cơ nhiễm trùng để phòng tránh những tác động không đáng có trong quá trình chữa lành vết thương. 

Vai trò của cồn rửa vết thương là các chất kháng khuẩn có tác dụng là làm giảm, tiêu diệt một số lượng vi sinh vật cần thiết để kiểm soát được việc vết thương bị nhiễm trùng.

Ưu điểm và nhược điểm của cồn rửa vết thương

Cồn là một loại dung dịch dùng để sát trùng thường gặp được sử dụng rộng rãi trong y tế. Bạn có thể tìm mua dễ dàng dung dịch cồn bất cứ nơi đâu và mức giá vô cùng rẻ. Cồn được sử dụng trong y tế thường sẽ là cồn 70 độ, trên nồng độ này thường cồn sẽ bị mất dần khả năng diệt khuẩn.

Ưu điểm làm sạch vết thương với cồn

Ưu điểm

  • Cồn rửa vết thương làm diệt vi sinh vật, nấm, siêu vi,…
  • Cơ chế gây biến tính protein, cồn giúp chúng ta tiêu diệt các vi sinh vật không nhìn được bằng mắt trên bề mặt da.
  • Có thể dùng cồn thường xuyên và không phải lo về vấn đề đề kháng như khi dùng thuốc kháng sinh.
  • Dung dịch sát khuẩn vết thương được bán khá phổ biến, giá thành rẻ.

Nhược điểm

  • Cồn có thể gây đau xót khi xịt khử khuẩn vết thương hở trên da
  • Cồn không có tác dụng ở trên bào tử
  • Đặc điểm dễ bay hơi, nồng độ cồn càng cao khả năng bay hơi của cồn càng lớn nên chỉ có thời gian tác dụng rất ngắn.
  • Theo như chuyên gia khuyến cáo, cồn là dung dịch để sát khuẩn trên da lành như vệ sinh tay, sát khuẩn da trước khi tiêm. Mặc dù cồn sát khuẩn trên các vết thương hở giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại, bên cạnh đó cồn cũng tiêu diệt bạch cầu và tiểu cầu do đó làm vết thương lâu lành hơn.

Có nên dùng cồn 70 độ rửa vết thương không

Theo các chuyên gia nghiên cứu và thực tế cho thấy, cồn 70 độ là dung dịch dùng để sát khuẩn lý tưởng trên làn da còn nguyên vẹn. Nó làm sát khuẩn người bệnh trước phẫu thuật hoặc tiêm ngừa. 

Còn với các loại vết thương hở trên làn da thì sẽ không phù hợp để sử dụng cồn 70 độ. Việc sử dụng cồn 70 độ lên vết da giúp tiêu diệt các vi sinh vật có hại tuy nhiên nó cũng phá tiểu cầu, bạch cầu, các mô lành làm cho quá trình phục hồi da sẽ bị chậm hơn.

Cách dùng cồn rửa vết thương

Cách này được áp dùng cho các vết trầy nhỏ. Những vết thương lớn nên sử dụng nước muối sinh lý làm sạch và đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ. Sau đây là các bước làm sạch vết thương từ cồn sát khuẩn.

  1. Đầu tiên cần chuẩn bị 1 chai cồn 70 độ, có thể mua ở siêu thị, tạp hoá hoặc tại cơ sở sản xuất cồn 70 độ.
  2. Đổ 1 ít dung dịch vào bông chuyên dụng cho vết thương hoặc đổ trực tiếp trên bền mặt vết thương
  3. Chờ từ 25-40s để cồn phát huy công dụng
  4. Rửa sơ lại bằng nước tinh khiết
  5. Dùng bông vết thương lau khô
  6. Sau đó bạn có thể băng bó hoặc bôi kem làm lành vết thương

5 loại thuốc sát trùng vết thương hở tốt nhất 

Cồn y tế

Cồn tuy có tác dụng sát khuẩn nhưng không phải là biện pháp an toàn cho các vết thương. Vì nó có thể khiến các vết thương lâu lành và để lại sẹo. Trong một số trường hợp còn khá nguy hiểm, gây viêm nhiễm và gây hoại tử. 

Một sản phẩm sát trùng an toàn phải đáp ứng các tiêu chí sau: 

  • Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phá hủy lớp màng biofilm của chúng
  • Không gây tổn thương cho các mô da non 
  • Có thể làm sạch sâu
  • Không gây đau rát hay ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

Mỗi loại thuốc, dung dịch sát trùng đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy tùy vào tình trạng vết thương mà sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Dưới đây là một số loại thay thế cho cồn được chuyên gia da liễu khuyên dùng cho vết thương hở. 

Oxy già

Oxy già có khả năng sát khuẩn do chất oxy hóa mạnh Hydroperoxide. Oxy già sẽ làm tổn thương màng tế bào vi khuẩn, ADN, các thành phần khác của vi khuẩn. 

Tuy nhiên cũng giống như cồn, oxy già gây khô da, đau xót và tổn thương mô hạt do đó bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng oxy già để sát khuẩn:

  • Sử dụng oxy già với nồng độ loãng 1,5 – 3% là hiệu quả. Đối với vết thương nhỏ, nên dùng lượng vừa đủ để tránh bị kích ứng da và niêm mạc
  • Không dùng oxy già khi vết thương đang lành, sẽ gây tổn thương bào sợi và vết thương sẽ lâu lành
  • Không sử dụng oxy già vào vùng kín hoặc khoang kín của bạn vì nó có thể gây tắc mạch khí do oxy giải phóng không thoát khí ra ngoài được
  • Nếu như sử dụng để sát khuẩn ở tai cần có sự chỉ định và hướng dẫn của các chuyên gia bác sĩ để tránh khỏi các nguy cơ như bỏng da tai, hoại tử,…

Povidone iod

Là phức hợp tan trong nước iod và povidon. Dung dịch povidon iod sẽ giải phóng iod từ từ, do đó tác dụng sẽ kém hơn các dung dịch chứa iod tự do. 

Tuy nhiên, sản phẩm này làm giảm sự kích ứng da và niêm mạc. Povidone iod tiêu diệt vi khuẩn, nấm nhưng lại có tác dụng yếu đối với virus, bào tử. Povidone iod dùng để chữa cho các vết thương hở, các vết loét, vết bỏng, viêm da,… Mặc dù có nhiều ứng dụng nhưng povidon iod vẫn có nhiều nhược điểm như:

  • Gây ra khô da, đau xót khi sử dụng 
  • Thời gian thể hiện tác dụng lâu, hiệu lực ngắn
  • Nhiều tác dụng phụ khi iod vào trong cơ thể
  • Dung dịch có màu và làm mất đi vẻ thẩm mỹ

Chlorhexidine

Những sản phẩm có chứa Chlorhexidine được sử dụng để sát khuẩn các vết thương do tác dụng diệt khuẩn vô cùng mạnh, độc tính thấp và có độ bám dính tốt trên bề mặt da. 

Chlorhexidine hoạt động trên cơ chế phá hủy lớp màng tế bào vi sinh vật đồng thời gây kết tủa những thành phần của tế bào.

Loại sản phẩm này có thể sử dụng ở cả trẻ nhỏ, không gây kích ứng cho các vùng vết thương bị hở. Ngoài ra Chlorhexidine còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn cồn. Tuy nhiên bạn vẫn nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng vì sản phẩm có nguy cơ làm tổn thương các mô da non khiến vết thương chậm lành. 

Bên cạnh đó Chlorhexidine cũng khá khó bảo quản, làm giảm chất lượng sản phẩm theo thời gian.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Khác với các dung dịch sát khuẩn thông thường, Dizigone có các cơ chế kháng khuẩn miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Dung dịch sát khuẩn Dizigone đáp ứng đủ tiêu chí kháng khuẩn lý tưởng:

  • Diệt vi sinh vật, nấm, virus
  • Hiệu quả mang đến nhanh trong vòng 30 giây 
  • Không gây tổn thương mô hạt, không làm cản quá trình làn da tự nhiên của cơ thể
  • Dịu da và không gây đau xót.

Cách sát trùng và điều trị vết thương tại nhà 

Các bước làm sạch vết thương tại nhà

Bước 1: Cầm máu vết thương

  • Đè chặt vào vết thương, không cho máu ở vết thương tiếp tục chảy ra. Dùng bông gòn, băng gạc đè mạnh vết thương trong 1 đến 2 phút.
  • Nếu không hiệu quả thì hãy đưa vết thương lên cao vị trí trái tim. Đồng thời tìm, ấn mạch máu được dẫn từ tim đến, giữ 1 đến 2 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Trường hợp vết thương ngay động mạch chủ thì dùng 1 sợi dây hoặc vải băng, cột chặt vết thương, dùng 1 chiếc đũa để xỏ qua và siết lại giữ trong 1 đến 2 phút, máu ngừng chảy rồi thì mở ra ngay, tránh ảnh hưởng thiếu máu đến các chi.

Bước 2: Trước khi rửa vết thương

  • Rửa tay qua xà phòng
  • Chuẩn bị các dụng cụ rửa: xà phòng, nước sôi để nguội, oxy già hoặc nước muối sinh lý. Nếu có dụng cụ gắp dị vật trong vết thương ra thì phải nấu trong nước sôi tối thiểu là 5 phút.

Bước 3: Thực hiện rửa vết thương

  • Nếu như là vết thương nhẹ, chỉ tổn thương bên ngoài da thì chỉ cần rửa bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý
  • Nếu có dính bùn đất, cát trong vết thương thì dùng đến oxy già. Nếu vết thương quá bẩn thì rửa vết thương qua nước và xà phòng
  • Sau khi rửa xong, bôi các dung dịch sát khuẩn vào vết thương để tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm,…
  • Sau đó lau khô vết thương bằng bông gòn hoặc băng gạc
  • Dùng băng gạc đắp lên vết thương và băng bó lại.

Lưu ý khi sử dụng cồn sát trùng vết thương

Lưu ý kh sử dụng cồn sát trùng vết thương

Như đã nêu chi tiết ở trên, cồn y tế chỉ nên dùng cho những tổn thương nhẹ ngoài da. Không nên sử dụng cồn cho các vết thương nặng, hở miệng. Lưu ý một số điều sau đây khi dùng cồn sát trùng. 

Hầu hết các sản phẩm không được kiểm định chặt chẽ đều chứa hàm lượng methanol cao, nó khác hoàn toàn với ethanol có trong rượu. Nếu chẳng may uống nhầm hay để cồn văng vào miệng. Bạn có thể tìm hiểu thêm uống cồn có sao không?

Bảo quản cồn cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em. Bên cạnh đó cũng để cồn xa các nguồn nhiệt và lửa do đặc tính bay hơi nhanh và dễ cháy nổ, vô cùng nguy hiểm. 

Sau khi cầm máu và rửa vết thương tại nhà, người bị thương nên tiêm phòng uốn ván nếu vết thương có dính các dị vật bằng kim loại sét.

Không nên dùng cồn để rửa các vết thương lớn, vì nó có thể gây đau xót, khô da cho người bị thương.

Cần chú ý đến sức khỏe, vệ sinh, ăn uống các chất dinh dưỡng, chăm sóc vết thương để giúp cho các vết thương mau lành.

Lời kết

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thông tin của cồn rửa vết thương. Rất mong những thông tin trên đem lại cho bạn sự hữu ích. Để tìm hiểu thêm về các lợi ích khác của cồn hãy theo dõi Nhà máy sản xuất cồn để biết thêm thông tin bạn nhé!

0 ( 0 bình chọn )

My7up Blog

https://my7up.vn
My7up.vn là Blog chuyên biên tập các bài viết về thông tin và các kiến thức đời sống hữu ích dành cho đọc giả

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm