Súc miệng nhầm cồn 90 có sao không? Cần làm gì khi lỡ súc

Súc miệng nhầm cồn 90 độ hay các loại dung dịch có tính sát khuẩn khác thay vì nước muối rất nguy hiểm. Nếu chỉ uống nhầm một liều lượng ít sẽ không cần quá lo lắng. Nhưng trong trường hợp sử dụng nhiều có thể gây ngộ độc và dẫn đến các hậu quả khó lường. Theo dõi bài viết dưới đây của để biết cách ứng dụng cồn và cách xử lý tốt nhất khi uống nhầm cồn nhé.

Cồn nguyên chất khác với cồn súc miệng

Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng cồn y tế 90 độ, 70 độ pha loãng có thể thay được nước súc miệng.

Đây là điều không đúng vì cồn trong nước súc miệng đã được giảm nồng độ rất nhiều cho phù hợp với khoang miệng. Hơn nữa, các loại nước súc miệng ngoài cồn cũng có các thành phần hỗ trợ làm sạch khác nhằm tạo thành hỗn hợp dung dịch súc miệng hoàn chỉnh.

Vì thế, không nên tự pha loãng cồn nguyên chất với nước để súc miệng.

Thay vào đó nên dùng muối pha loãng hoặc nước súc miệng để vệ sinh sẽ phù hợp hơn.

Súc miệng nhầm cồn 90 độ có sao không? 

Súc miệng nhầm cồn 90 độ có sao không

Cồn 90 độ là dạng hóa chất có tính sát khuẩn và độ ăn mòn khá cao. Nếu súc miệng, uống nhầm cồn có thể gây bong niêm mạc ống tiêu hóa, hay tệ hơn là ảnh hưởng làm tổn thương đến các bộ phận bên trong cơ thể. 

Nhưng nếu chỉ lỡ uống một lượng nhỏ thì hoàn toàn không có gây ngộ độc. Tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn thận vì hoàn toàn có thể gây niêm mạc miệng, đau rát vùng tiếp xúc trực tiếp với cồn. Chẳng hạn như môi, lợi.

Dấu hiệu của ngộ độc cồn 90 độ 

Nếu uống phải một lượng cồn 90 độ đủ nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cồn, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Trong trường hợp bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết ngộ độc cồn: 

  • Rối loạn ý thức
  • Đau đầu, choáng váng và buồn nôn
  • Có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước trầm trọng
  • Huyết áp thấp, sốc và tệ hơn là hôn mê
  • Cồn kích thích mạnh đường tiêu hóa nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy và chảy máu đường tiêu hóa. 

Cách xử lý khi uống nhầm cồn 90 độ

  • Nếu chỉ uống một lượng ít, hãy theo dõi các phản ứng một cách cẩn thận.
  • Khi nuốt cồn không được cố ý gây nôn, phải uống thật nhiều nước
  • Nếu các triệu chứng nghiêm trọng cần đến ngay bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời. 

Súc miệng nhầm cồn 70 độ có sao không? 

Súc miệng nhầm cồn 70 độ có sao không

Cồn 70 độ với nồng độ cồn thấp nhưng quá trình bay hơi chậm, tính sát khuẩn cao hơn cồn 90 độ.

Tuy nhiên đây cũng là loại dung dịch dùng để súc miệng. Tình trạng uống nhầm cồn 70 độ diễn ra khá phổ biến bởi hình bên ngoài cồn không khác gì nước muối hay nước khoáng thông thường. 

Vậy súc miệng nhầm cồn 70 độ có sao không? Trên thực tế cồn có tính sát khuẩn và độ ăn mòn cao. Khi nuốt phải có thể sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc gan, thận….gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tuy nhiên nếu chỉ lỡ nuốt nhầm một lượng nhỏ thì bạn có thể yên tâm với liều lượng quá ít sẽ không thể gây ngộ độc.

Cho dù vậy vẫn cần theo dõi thêm vì nó cũng có thể gây bỏng vùng môi, lợi hay xuất hiện các hiện tượng như bỏng nước, loét nhẹ. 

Nếu uống phải một lượng khá nhiều, xuất hiện các triệu chứng như đau rát họng hay khó chịu ở vùng miệng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và cấp cứu kịp thời. Bạn có thể tìm hiểu thêm uống cồn có sao không để biết cách khắc phục.

Tuyệt đối không được ngó lơ những biểu hiện này, vì rất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Hướng dẫn sử dụng cồn y tế đúng cách 

Hướng dẫn sử dụng cồn y tế đúng cách

Các loại cồn y tế hiện nay chứa cồn với nồng độ từ 60 đến 90 độ, được dùng để sát khuẩn tay nhanh. Cồn được chỉ định dùng vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ y tế, sát trùng vết thương và sát trùng các dụng cụ y tế.

Không quá khó để có thể tìm mua các sản phẩm cồn hiện nay. Bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc tây, cửa hàng tạp hoá thậm chí tại xưởng sản xuất cồn 70 độ.

Sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cồn an toàn và hiệu quả: 

Sát trùng vết thương 

Cồn với tính sát khuẩn tốt, hạn chế việc lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác và tránh được tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt là những vết thương hở, có mủ.

Cách sử dụng cồn trong trường hợp này là tẩm cồn vào bông y tế, sau đó thoa đều lên bề mặt vết thương hay vùng da cần sát trùng. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cồn cùng giúp vết thương nhanh khô.

Sát trùng dụng cụ y tế 

Banjc ó thể tẩm cồn và bông rồi lau dụng cụ để sát trùng. Hoặc bạn có thể sử dụng cồn 70 độ, 90 độ và ngâm trực tiếp các dụng cụ y tế. 

Đốt tạo nhiệt 

Trong một số tình huống, cồn được sử dụng như một chất chốt. Được ứng dụng chủ yếu trong y tế. Khi dùng để đốt cần lưu ý bơm cồn ra dụng cụ kim loại rồi mới châm lửa. Không được đổ cồn trực tiếp vào ngọn lửa  đang cháy để tránh tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra. 

Lưu ý khi sử dụng cồn y tế

Lưu ý khi sử dụng cồn y tế

– Không được pha cồn y tế để uống. Bạn có thể tham khảo thêm Uống cồn có sao không?

– Tiếp xúc với cồn tốt nhất nên đeo khẩu trang để tránh văng vào mắt, mũi, miệng. Cồn có thể gây xót và rát da. Sau khi bị dính cồn vào các vùng da này, cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch. 

– Tránh cồn dính vào niêm mạc vì có thể gây bỏng nặng. Ngoài ra đốt cồn có thể gây cháy nổ hoặc bỏng nặng

– Khi sử dụng cồn cho vết thương cần cẩn thận. Tránh thoa cồn lên các vết thương nặng hở hay vết bỏng nặng. Vì dung dịch sát khuẩn như cồn, oxy già cùng đều có tác dụng diệt khuẩn. Nhưng đồng thời nó cũng tiêu diệt luôn các tiểu cầu, bạch cầu và các mô da non làm cho vết thương khó lành hơn. 

– Các vết thương hở nhẹ như trầy xước hay đứt tay, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước ấm. Sau đó băng vết thương lại, trước khi băng có thể dùng thêm thuốc mỡ kháng sinh có chứa neomycin hay bacitracin với công dụng bôi trơn. Khi tháo vết thương ra sẽ không bị đau. 

Hy vọng bài viết trên của sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại cồn y tế, giải đáp thắc mắc “súc miệng bằng cồn có sao không” và biết cách xử lý khi súc miệng nhầm cồn 90 độ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khuyến khích mọi người nên súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, hoặc các loại nước súc miệng đạt chuẩn. Nhằm bảo vệ sức khỏe mùa dịch nhé!

Bài viết liên quan