Ông Kẹ Là Gì? Tại Sao Trẻ Con Lại Sợ Ông Kẹ Đến Vây?

Chắc hẳn chúng ta không mấy ai xa lạ với ông Kẹ hay ông Ba Bị. Đó là những cái tên mà khi còn bé bất kỳ đứa trẻ nào khi nghe thấy liền sợ hãi. Chắc hẳn hồi bé chúng ta mỗi lần quấy phá, không chịu ăn hay khóc nhè là người lớn lại dọa rằng: “ Không nghe lời là ông kẹ bỏ bị bắt đi bây giờ”. Vậy ông kẹ là gì mà lại khiến trẻ con sợ đến như vậy. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên.

Ông Kẹ - Nỗi sợ kinh hoàng của tuổi thơ tái xuất đầy ám ảnh

Ông Kẹ là gì? 

Ông Kẹ hay còn được biết đến với cái tên ông Ba Bị hay Ngáo Ộp. Đây là một trong những con quỷ gây ám ảnh biết bao thế hệ. Con quái vật này không chỉ gây ám ảnh ở riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Ông Kẹ là ai?
Ông Kẹ là ai?

Ông Kẹ là một nhân vật hư cấu trong các truyền thuyết cổ nhân gian. Mà nhân vật này còn được xây dựng bởi trí tưởng tượng của con người.

Đây là một con quái vật không có hình thù rõ ràng. Ở mỗi một quốc gia, mỗi nền văn hóa thì tên gọi và hình tượng của nhân vật này lại được miêu tả, khắc họa theo một cách khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có điểm chung là vô cùng xấu xí, gớm ghiếc. Chúng chuyên đi bắt hoặc hù dọa những đứa trẻ không nghe lời. Trẻ em không muốn bị con quái vật này bắt đi thì phải ngoan ngoãn.

Tổng quan về ông Kẹ

Ông kẹ gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ tuổi thơ Việt Nam. Nhiều hình dáng và đặc điểm thông qua lời kể của người lớn thì những đứa trẻ với trí tưởng tượng phong phú lại cảm thấy sợ hãi hơn nhiều.

Hình dáng Ông Kẹ theo dân gian Việt Nam

Theo dân gian Việt Nam “Ông Kẹ”  được phát họa với hình dáng quái dị với 12 con mắt. Chuyên đi bắt trẻ con. Hắn thường được lấy ra để giáo dục trẻ em. Khi chúng không ngoan, quậy phá thì phụ huynh sẽ đem ra dọa từ đó các đứa trẻ sẽ sợ mà vân lời. Đó cũng chính là lý do vì sao mà phần lớn chúng ta đều ít nhiều biết đến nhân vật này.

Hình ảnh ông Ba BỊ theo dân gian
Hình ảnh ông Ba BỊ theo dân gian

 

Trong cuốn Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức (1931) có nói về ông Ba Bị như sau: “giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con. Ba bị chín quai, 12 con mắt (nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí)”.

Nguồn gốc của hình tượng ông Kẹ

Nguồn gốc của hình tượng ông Kẹ
Nguồn gốc của hình tượng ông Kẹ

Phần lớn trẻ con trong quá trình phát triển khá nghịch ngợm. Chúng tò mò và muốn tìm hiểu thử nghiệm mọi thứ. Và đôi khi bày trò, quấy phá khóc lóc. Chúng khiến người lớn vô cùng đau đầu. Những lời dỗ dành ngon ngọt hoặc lớn tiếng la mắng thường không mấy tác dụng hoặc chỉ tác dụng nhất thời với bọn trẻ. Do đó nhiều bật ông bà, cha mẹ xưa đã nghĩ ra nhiều phương thức dọa dẫm để những đứa trẻ chịu vâng lời. Từ đó hàng loạt những hình ảnh của các con quái vật gớm ghiếc bắt đầu hình thành. Trong đó phổ biến nhất là Ông Kẹ.

Ở Việt Nam nhân vật này trở nên nổi tiếng kể từ thế kỷ XVII. Bắt nguồn vào những năm 1608, lúc đó từ Nghệ An ra Bắc xảy ra vụ đại hạn. Việc đó dẫn đến khắp nơi bắt đầu xuất hiện những tên chuyên bắt cóc trẻ con đem đi bán cho người Đàng Trong lấy tiền. Tình trạng trên xảy ra ngày càng nhiều, gây nên nỗi khiếp sợ, ám ảnh đối với nhiều người đặc biệt là những bậc cha mẹ. Cũng từ đó hình tượng Ông Kẹ được hình thành.

Một số hình tượng ông Kẹ khác

Hình ảnh ông kẹ được xây dựng tại nhiều quốc gia, và mỗi quốc gia lại miêu tả nhân vật này với những nét độc đáo riêng. Có thể kể đến như:   

  • Ocu ( Thổ Nhĩ Kỳ): là một con quái vật khổng lồ. Chúng chuyên mang theo một cái bao tải lớn và hay đi bắt cóc trẻ con.

Ông Ba Bị hóa ra có thật trong lịch sử, lại là ông ngoại của một vị vua

  • Torbalan (“người đàn ông mang bao” -Bulgaria):  là một con quái vật với hình dáng một người đàn ông  khổng lồ, vô cùng đáng sợ. Chuyên đi bắt những đứa trẻ hư.

Торбалан, вапмир или... ДРУГИЯТ! - Pleiad Publishers | Facebook

  • Ubume ( Nhật Bản): là linh hồn người phụ nữ đã chết trong khi đang mang thai hay do khó sinh. Được miêu tả với hình tượng như một con chim ưng hóa thành hình hài một người phụ nữ. Cũng như những ông kẹ khác, nó huyên đi bắt cóc trẻ em. 

Truyền thuyết về quái vật Ubume bắt cóc trẻ em - Tạp chí Đáng Nhớ

  • Babaroga ( một số các nước Đông Âu): là một con quỷ nữ có sừng. Chúng chuyên đi bắt cóc trẻ em nhốt vào hang rồi ăn thịt. 

Truy tìm nguồn gốc hình tượng ông Ba Bị chuyên dọa nạt trẻ em

Có thể thấy hình ảnh ông kẹ ở mỗi quốc gia đều được khắc họa vô cùng đa dạng. Mỗi ông kẹ lại mang những hình ảnh khác nhau in đậm dấu ấn của mỗi nền văn hóa riêng.

Tại sao trẻ con lại sợ ông Kẹ

Trẻ em vốn dĩ ngây thơ, với suy nghĩ non nớt, chúng đang trong thời kỳ tìm hiểu, nhận thức về thế giới. Vì vậy chúng có trí tưởng tượng rất phong phú. Đương nhiên với trí tưởng tượng đó, thì bọn trẻ chỉ cần nghe chúng ta miêu tả đơn giản về một con quái vật kỳ dị. Chúng cũng dễ dàng hình dung ra hình ảnh vô cùng đáng sợ.

Tương tự đó khi chúng được nghe kể về Ông Kẹ. Với hình tượng là một kẻ được miêu tả với hình dáng xấu xí, gớm ghiếc. Hắn lại còn là kẻ chuyên bắt cóc ăn thịt trẻ con. Thử hỏi có đứa trẻ nào mà không sợ hãi. Chưa kể đến khi đưa hình ảnh Ông Kẹ ra để dọa trẻ các bậc phụ huynh đôi khi lại dùng những câu nói như: “Con mà không ăn chịu cơm là ông kẹ sẽ bắt, ăn thịt đây!”, “con mà cứ chạy ra đường suốt là tối ông kẹ sẽ tới kéo chân”,… 

Giúp bé hết sợ hãi: 5 cách đơn giản mà bố mẹ nào cũng làm được

Người lớn chúng ta khi tưởng tượng có một con quái vật bỗng dưng xuất hiện còn thấy rùng mình, huống chi những đứa trẻ. Phải nói rằng ông kẹ  gây nên nỗi sợ hãi lớn cho trẻ con, nhưng lại là cứu tinh đối với phụ huynh. Chính vì vậy, một nhân vật trong “truyền thuyết dân gian” dần trở thành một công cụ đắc lực để giáo dục trẻ em. Cho đến tận bây giờ hình ảnh của nó như ăn sâu vào tiềm thức của những người đã từng là những đứa trẻ. Rồi từ đó đem nó chuyền lại cho thế hệ sau. Bất kỳ ở đâu ở Việt Nam chúng ta cũng có thể dễ dàng nghe câu nói:“ Nghe lời! Ông kẹ nhìn kìa!”.

Đối với chúng ta những người đã qua cái thời kỳ ngây ngô. Chúng ta đã không còn sợ hãi khi nghe đến ông kẹ. Đôi khi nhớ lại những câu nói dọa dẫm, và cái sự sợ hãi ngày đó có thể chúng ta lại  tự hỏi: “ Sao hồi đó mình lại ngốc thế nhỉ?”

Có nên dùng ông Kẹ để răng dạy trẻ?

Câu trả lời là có thể dùng nhưng không nên lạm dụng. Đồng ý rằng việc tạo ra nỗi sợ hãi cho bé, để bé nghe lời sẽ giúp cho các bật phụ huynh bớt đi phần nào vất vả trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, nó sẽ khiến những đứa trẻ cảm thấy ám ảnh. Lâu dần những thứ đơn giản xung quanh cũng có thể dễ dàng khiến chúng sợ hãi. Nó khiến trẻ dần trở nên bất an, nhút nhát, e dè khi tiếp xúc với xã hội. Điều này là không hề tốt đối với sự phát triển của chúng.

Do đó, bố mẹ có thể dùng hình ảnh Ông Kẹ để giáo dục nhưng chỉ nên hạn chế ở một mức độ nhất định. Vì nếu chẳng may con mình trở nên thiếu năng động, sợ hãi với xã hội. khiến chúng trở thành đứa bé trầm mặc, bảo gì nghe nấy thì. Kết quả mà không một bật phụ huynh nào mong muốn.

Sự sợ hãi là gì? | Vinmec

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có sự hiếu động. Đôi khi chúng có hơi không ngoan thì các bậc phụ huynh cũng nên thấu hiểu, và giáo dục trẻ đúng cách.

Thời đại của chúng ta không còn như thời ông bà. Có rất nhiều sách hướng dẫn dạy trẻ một cách khôn ngoan. Hãy tìm đọc và áp dụng nó, điều này chắc chắn sẽ tốt hơn là dọa nạt, hay la mắng.

Hy vọng chia sẻ từ bài viết  giúp bạn trả lời được câu hỏi ông kẹ là gì? Cũng như giúp các bạn nhớ về một thời tuổi thơ dữ dội gắn liền với nhân vật này. Đồng thời như tìm được một phương pháp thông minh nhất để giáo dục con của mình.

Bài viết liên quan