Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn 70 độ như thế nào là đúng? Rốn của bé là nơi rất dễ bị nhiễm trùng do có vết cắt dây rốn sau khi sinh đẻ. Nếu như rốn trẻ cắt bằng dụng cụ chưa qua xử lý tiệt trùng hoặc vệ sinh hằng ngày cho bé không được đảm bảo, nó sẽ có nguy cơ cao là bị nhiễm trùng.
Để giải đáp những thắc mắc của các bạn về việc vệ sinh rốn trẻ, nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn và cách để xử lý chúng. Mời bạn theo dõi thông tin bài viết dưới đây của để được giải đáp
Vì sao trẻ sơ sinh cần phải vệ sinh rốn?
Nếu rốn của trẻ sơ sinh không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, rốn bé dễ bị nhiễm trùng và có khả năng lây lan ra các mô xung quanh. Bé sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng toàn thân cùng với đó là xuất hiện của một số triệu chứng như sốt và bỏ bú,…
Một số các vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể bé thông qua vết cắt của rốn, nguy hiểm nhất chính là vi khuẩn Clostridium tetani (vi khuẩn uốn ván). Sau khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng xuất hiện sẽ không rõ ràng.
Tuy nhiên, sau khoảng 7 ngày bệnh sẽ xuất hiện với các triệu chứng sốt cao, bỏ bú, co giật và sùi bọt mép,… thậm chí nó còn có thể đe dọa đến tính mạng trẻ
Chính vì vậy, vệ sinh rốn cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng. Các mẹ nên cẩn trọng, lưu ý vệ sinh cho bé đúng cách tránh tình trạng bị nhiễm trùng dẫn tới những điều không tốt.
Lợi ích của việc cắt dây rốn chậm
Trong suốt thời kỳ mang thai, dây rốn sẽ có độ dài khoảng từ 20 – 60cm, có nhiệm vụ là trung chuyển các chất dinh dưỡng và cung cấp oxy qua nhau thai, giúp bé trong bụng mẹ có thể phát triển tốt nhất.
Sau khi được sinh ra, trẻ có thể tự thở, tự bú nên việc cắt dây rốn sẽ được bác sĩ thực hiện cắt bỏ. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không cắt bỏ hết phần dây rốn mà chỉ cắt chừa lại khoản từ 4-5cm (cuống rốn), cuống rốn sẽ khô lại và rụng tự nhiên
Theo tổ chức y tế thế giới, việc cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh sẽ mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Bé có thể được hưởng lợi ích việc dự trữ máu, tăng cường máu, tránh tình trạng nguy cơ thiếu máu sau sinh. Đối với mẹ, việc này sẽ giúp làm giảm băng huyết, đẩy nhanh nhau thai ra ngoài.
Sau khi dây rốn được cắt trong vòng 24 tiếng, cuống rốn sẽ khô nhưng vẫn chưa rụng. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, các mẹ cần nên biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cẩn thận và chu đáo. Chờ đến khi cuống rốn tự khô và rụng.
Hướng dẫn cách vệ sinh rốn bằng cồn cho bé khi chưa rụng
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn tại nhà
Các mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh dưới đây:
- Các mẹ cần chuẩn bị các vật dụng chăm sóc rốn: Cồn 70 độ, bông vô trùng. Các vật dụng này rất dễ tìm, các mẹ có thể tìm thấy ở nhà thuốc hoặc đặt trực tiếp tại công ty sản xuất cồn 70 độ.
- Để vệ sinh, chăm sóc rốn trẻ, các mẹ cần phải vệ sinh tay bằng cách rửa tay với nước sạch và xà phòng. Có thể rửa thêm một lần nữa với cồn 70 độ.
- Mẹ của bé nên chú ý quan sát, kiểm tra các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở vùng rốn như cuống bị mềm nhũn, có dịch mủ, mùi hôi, vùng da bị sưng nề đỏ,…
- Lấy bông tăm vô trùng thấm với nước muối sinh lý rồi lau xung quanh vùng rốn của trẻ. Với miếng bông đầu tiên sẽ lau chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo dùng để lau quanh vòng rốn , miếng kế tiếp sẽ lau phần da xung quanh rốn.
- Sau khi lau xong nên để rốn bé tự khô và không cần băng rốn cho bé
Tần suất vệ sinh
Các mẹ nên vệ sinh rốn cho bé như vậy mỗi ngày một lần. Trong khoảnh 05 -15 ngày, rốn bé sẽ khô và tự rụng đi
Lưu ý: Không nên để cuống rốn tiếp xúc với nước, xà phòng sẽ dễ gây tình trạng kéo dài thời gian rụng rốn. Điều này sẽ làm cho rốn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể vệ sinh dây rốn bằng cồn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bé để có phương án phù hợp cho con.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng
1 – 2 tuần sau sinh, cuống rốn của trẻ sẽ rụng đi, đồng nghĩa các chức năng mạch máu đã đóng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đầu sau khi rụng, các mạch máu ở đó là nơi các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Do đó, các mẹ nên giữ việc chăm sóc rốn trong giai đoạn này vẫn rất cần thiết.
Trong trường hợp cuống đã rụng, các mẹ nên tiếp tục duy trì vệ sinh với nước muối sinh lý. Đồng thời vẫn để rốn khô tự nhiên cho đến khi rốn của trẻ đã khô hẳn. Việc vệ sinh nên thực hiện mỗi ngày hoặc sau khi đi tiểu có dính dơ trên rốn.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ có mủ
Nguyên nhân khiến rốn bé có mủ
Bố hoặc mẹ của bé chưa biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách, có thể do băng rốn quá chặt, không vệ sinh thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn, sử dụng các bài thuốc dân gian trên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ,…
Có thể có trường hợp do mẹ trẻ sợ đau mà không đụng vào rốn của con, không thay băng và không vệ sinh cho con. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp rốn bé sẽ bị hôi và kèm theo có mủ
Có nhiều người lại vệ sinh quá kỹ, các mẹ nên chú ý vệ sinh cho con đúng cách nhưng không được vệ sinh quá nhiều. Việc này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn rụng lâu và có nguy cơ viêm nhiễm vi khuẩn.
Rốn bé có mủ sẽ nguy hiểm thế nào
Rốn trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng, nó tiếp nhận các oxy, chất dinh dưỡng trong bụng mẹ. Khi rốn bé bị viêm nhiễm, ngoài các dấu hiệu xuất hiện như bị hôi, mủ trắng hoặc mủ vàng, sẽ xuất hiện ở vùng da bụng xung quanh: sưng phù, đỏ tấy, chảy máu rốn,….
Do rốn bé liên thông với các mạch máu, nên bất kỳ sự tổn thương nào ở vùng này cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể. Biến chứng nguy hiểm có thể gây ra như uốn ván rốn, nhiễm trùng máu,… điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong của trẻ sơ sinh.
Điều các mẹ nên làm khi rốn trẻ sơ sinh bị hôi kèm mủ trắng
Khi nhận thấy những điều bất thường xuất hiện trên rốn bé, các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để khám bệnh và điều trị. Với các cách dân gian tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả chắc chắn, ngược lại có thể gây ra tình trạng tệ hơn cho bé.
Trong trường hợp, mẹ chưa thể đưa bé đến bác sĩ, mẹ cần quan sát kỹ rốn bé. Nếu rốn có mủ ít, mẹ có thể nặn sạch mủ. Sau đó dùng oxy già để vệ sinh, lau sạch, rắc bột kháng sinh rồi băng bó lại. Ở các trường hợp năng hơn như sốt cao, bỏ bú thì phải nhanh chóng đưa đến bác sĩ hỗ trợ.
Mách mẹ những lưu ý khi vệ sinh, chăm sóc rốn dành cho trẻ sơ sinh
Việc vệ sinh, chăm sóc rốn cho trẻ tốt hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Vì vậy cần lưu ý thực hiện các việc sau đây:
- Cuống rốn cần phải được giữ sạch, hoàn toàn khô ráo. Nên cẩn thận khi mặc tã và quần áo cho bé, không nên kéo tã hoặc quần ôm sát cuống rốn và làm cuống rốn bị đứt, việc rụng không tự nhiên sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng
- Nếu trời nóng, các mẹ nên chỉ mặc tã cho bé và quần áo rộng để không khí được lưu thông một cách tốt nhất. Điều này cũng giúp cho quá trình khô rốn diễn ra nhanh chóng
- Khi rốn bé chưa rụng, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ mặc các loại quần áo quá bó sát vào cơ thể
- Lúc tắm, thay tã cho trẻ, hạn chế những việc như phân, nước tiểu dính vào cuống rốn
- Không dùng tay kiểm tra hay cố gắng giật dây rốn hoặc kéo đứt dây rốn khi rốn sắp rụng hết
- Khi cuống rụng sẽ xuất hiện một chút máu, đây là điều bình thường. Các mẹ chỉ cần áp dụng đúng cách vệ sinh sau khi rụng, không nên bôi thuốc hoặc thoa các loại thuốc nào lên rốn của trẻ.
Lời kết:
Với thông tin Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng cồn 70 của , hy vọng các mẹ có thể vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng rốn một cách hiệu quả nhất để tránh những tình trạng làm nhiễm trùng rốn bé.