Cách vệ sinh nhà cửa với cồn khử khuẩn đơn giản, hiệu quả

Sử dụng cồn khử khuẩn như một cách vệ sinh nhà cửa và môi trường sống đã không còn quá xa lạ. Đặc biệt trong lúc số ca nhiễm covid 19 đang dần tăng cao ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng các loại nước khử trùng sao cho đúng cách. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng dung dịch khử trùng nhà cửa an toàn và hiệu quả nhất. 

Tại sao cần phải khử khuẩn nhà cửa thường xuyên? 

Vì sao cần về sinh nhà cửa thường xuyên

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên giúp làm tiêu diệt các mầm bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm bề mặt. Đặc biệt trong lúc dịch bệnh covid-19 đang diễn ra vô cùng căng thẳng, bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì lau dọn nhà cửa cũng là biện pháp phòng chống dịch tích cực. 

Trong một số tình huống, khử khuẩn nhà cửa và các vật dụng, đồ dùng trong nhà sẽ giúp loại bỏ các phần tử virus trên bề mặt, giảm khả năng lây nhiễm dịch covid 19 hiệu quả. Thời gian cũng như cách vệ sinh bề mặt trong nhà: 

  • Xịt khuẩn, lau chùi các bề mặt thường xuyên chạm vào chẳng hạn như tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt bàn, ghế,…ít nhất 3 lần/ tuần
  • Vệ sinh thường xuyên hơn nếu nhà bạn có thành viên có khả năng mắc covid 19 hoặc có F0 từng ghé thăm nhà
  • Sử dụng các sản phẩm phù hợp với từng loại bề mặt để đạt hiệu quả tốt nhất, làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm

Khi nào nên vệ sinh nhà cửa bằng nước khử trùng? 

Bên cạnh khuyến khích bạn nên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa định kỳ để phòng tránh các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến hô hấp,… cũng khuyến cáo bạn nên sát khuẩn nhà cửa vào những trường hợp sau: 

Khi nhà có người bệnh

Hãy sát khuẩn, khử trùng nhà của bạn nếu có thành viên nào đó đang điều trị các bệnh như sốt rét, dương tính với covid 19 hoặc có F0 ghé qua nhà trong vòng 24h. Điều này giúp tiêu diệt mọi mầm bệnh còn sót lại trên bề mặt, nhằm làm giảm sự lây lan của vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình. 

Khi nào cần vệ sinh nhà cửa bằng nước khử khuẩn

Cách khử trùng: 

  • Lưu ý và làm theo hướng dẫn sử dẫn trên bao bì sản phẩm 
  • Để các sản phẩm xa tầm với của trẻ em để đảm bảo an toàn tuyệt đối
  • Kiểm tra kỹ lưỡng về cách trang bị bảo hộ cá nhân mà sản phẩm khuyên dùng (chẳng hạn như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ)
  • Vệ sinh các bề mặt dính bẩn bằng xà phòng hoặc thuốc tẩy trước khi khử trùng bằng cồn hay các dung dịch khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ các khu vực có thể dính máu, nước bọt hay phân dịch. 
  • Sau khi vệ sinh xong nhớ rửa tay lại với xà phòng và nước sạch. Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch nước rửa tay với nồng độ cồn 60% và rửa trong thời gian tối thiểu khoảng 20s. 

Hãy đảm bảo rằng có hệ thống thông gió đầy đủ khi dùng bất kỳ chất sát khuẩn, khử trùng nào. Nên mở cửa sổ, quạt để không khí được lưu thông. Ánh nắng mặt trời là một cách giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhất. 

Nếu có thể hãy dành nhà vệ sinh và phòng ngủ riêng cho người bệnh, cung cấp các dụng cụ vệ sinh và khử trùng chuyên dụng dành cho người nhiễm bệnh. Cụ thể bao gồm khăn giấy, chất khử trùng các loại dung dịch tẩy rửa. Đối với không gian sinh hoạt chung, người bệnh nên tự làm sạch các bề mặt sau khi sử dụng. 

Khi nhà có người mới khỏi bệnh

Sau khi người bệnh khỏi bệnh, cần tiến hành dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, tránh nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm. Bạn nên đợi vài giờ trước khi thực hiện khử trùng.

  • Dưới 24 giờ: khử trùng các bề mặt mà người bệnh đã từng sử dụng qua nếu bạn vào những khu vực này dưới 24 giờ sau khi người đó khỏi bệnh. Nên đeo khẩu trang, mở hết cửa sổ và bật quạt để không khí được lưu thông tốt hơn và đảm bảo an toàn khi sử dụng các chất khử trùng. 
  • Trong khoảng 24 giờ đến 3 ngày: Vệ sinh các bề mặt tại khu vực mà người bệnh đã dùng qua nếu bạn vào khu vực đó trong khoảng 24 giờ đến 3 ngày sau khi người đó khỏi bệnh.
  • Sau 3 ngày: không cần phải khử khuẩn nữa, tuy nhiên vẫn duy trì việc vệ sinh định kỳ. 

Các bề mặt mềm như thảm, rèm cần làm sạch bằng xà phòng và các chất tẩy rửa chuyên dụng sau đó mới khử khuẩn lại bằng cồn. Quần áo người bệnh cần phơi ở nơi có nhiệt độ cao để khô hoàn toàn, tránh tình trạng ẩm mốc.

Cách khử khuẩn nhà cửa bằng cồn

Cách vệ sinh nhà cửa bằng cồn khử khuẩn

Sát khuẩn tổng thể không gian sống

Bạn nên chuẩn bị bình xịt dung tích lớn, có tia phun sương nhỏ, các loại cồn y tế khử khuẩn để sát trùng các dụng cụ, vật dụng. Việc này sẽ giúp giảm khả năng nhiễm khuẩn từ các chất dịch tiết của người bệnh hay khách đến chơi nhà. Chẳng hạn như nước mũi, hắt hơi, giọt bắn khi ho,… . Sau đây là các bước thực hiện.

  1. Đeo khẩu trang, kính bảo hộ
  2. Đổ cồn vào bình xịt và tiến hành xịt khuẩn
  3. Đảm bảo máy phun đầy đủ trên các bề mặt
  4. Mở cửa thông thoáng để hơi cồn bay ra ngoài
  5. Sau khi dung dịch bốc hơi hết mới tháo dụng cụ bảo hộ

Lau nhà bằng các dung dịch khử trùng

Bạn có thể sát khuẩn sàn nhà bằng nước javel hoặc cloramin B. Theo dõi cách sử dụng dưới đây để thực hiện đúng và hiệu quả nhất nhé. 

Đối với nước javel: bạn nên mua loại dùng để tẩy trắng quần áo. Khi pha nước javel để khử khuẩn nên pha theo tỷ lệ được chỉ định trên bao bì sản phẩm. Sau khi pha bạn có thể dùng để lau bàn ghế, tay vịn cầu thang hoặc ngâm đồ chơi cho bé. Nếu để lau nhà bạn cần pha gấp đôi tỷ lệ. Sử dụng cách này khoảng 2 lần/ tuần. 

Mẹo sử dụng các dung dịch khử trùng nhà cửa an toàn

Mẹo sử dụng dung dịch khử khuẩn vệ sinh nhà cửa

  • Luôn luôn đọc kỹ và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm để đảm bảo hiệu quả cao nhất và an toàn cho người sử dụng. Bạn nên trang bị thêm khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ khi sử dụng các sản phẩm hóa học này.
  • Chỉ nên dùng đúng liều lượng treo bao bì quy định.
  • Nếu được chỉ định pha loãng dung dịch khử khuẩn với nước, thì nên lưu ý dùng nước ở nhiệt độ phòng.
  • Khi sử dụng sản phẩm để vệ sinh nhà cửa cần đảm bảo hệ thống thông gió đầy đủ, cửa sổ được mở và bật quạt để lưu thông không khí tốt nhất. 
  • Ghi rõ trên nhãn giúp phân biệt dung dịch khử khuẩn nguyên chất hoặc đã pha loãng
  • Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Không thể trộn lẫn các hóa chất này với nhau.
  • Tránh hít, bôi trực tiếp các sản phẩm này lên da. Trong trường hợp để dung dịch văng vào mắt, mũi cần rửa ngay với nước sạch. 
  • Không sử dụng các dung dịch khử khuẩn bề mặt để lau người hay tắm rửa cho chó, mèo.
  • Cần lưu ý một số sản phẩm khử trùng có thể gây hen suyễn. 

Như vậy bạn cũng đã thấy ngoài sát khuẩn tay với nước rửa tay thì vệ sinh nhà cửa với cồn khử khuẩn cũng là một biện pháp phòng ngừa covid 19 hiệu quả. Hãy cùng Nhà máy sản xuất cồn chung tay trong công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. 

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.
Bài viết liên quan