Nước muối sinh lý pha cồn 90 độ có sát trùng tay được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm. Cùng giải đáp câu hỏi này qua bài viết bên dưới. Đồng thời tìm hiểu cách pha chế nước rửa tay khô sát khuẩn, diệt khuẩn nhằm phòng ngừa dịch bệnh.
Công dụng của nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (nước đẳng trương) có thành phần chính là Natri Clorid (NaCl). Nồng độ của nước muối sinh lý tương đương với nồng độ dung dịch cơ thể người. Nước muối sinh lý thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Dùng bên ngoài: Nước muối sinh lý thường được sử dụng để nhỏ mũi, nhỏ mắt, làm sạch vết thương, rửa mặt,…
- Dùng bên trong: Nước muối sinh lý trong trường hợp này là nước biển, được truyền vào cơ thể để điều trị các bệnh như mất nước, viêm dạ dày, đái tháo đường.
Nước muối sinh lý pha cồn 90 độ có sát trùng tay được không?
Để trả lời cho câu hỏi này, cần tìm hiểu các thành phần trong nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý là dung dịch muối Natri Clorua 0.9%, sở dĩ gọi là “sinh lý” vì đây là dạng dung dịch đẳng trương. Nó có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch trên cơ thể trong điều kiện bình thường. Chẳng hạn như máu, nước mắt,…
Để điều chế nước muối sinh lý cần 9g muối tinh khiết và 1 lít nước cất. Tuy thành phần và cách bào chế vô cùng đơn giản, nhưng để tạo ra sản phẩm nước muối đạt chuẩn cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố. Nguyên liệu phải sạch, không nhiễm khuẩn hay tạp chất, nước chất đạt chuẩn và các dụng cụ pha chế phải sạch.
Quay trở lại vấn đề pha nước muối sinh lý với cồn 90 độ để sát khuẩn tay có được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên cần đảm bảo sau khi pha loãng cồn sẽ có nồng độ từ 60% – 95% (nồng độ được khuyến cáo để sát khuẩn tay).
Bên cạnh đó cần phải rửa tay đúng cách. Khi rửa tay xong cần đảm bảo cồn khô và bay hơi hết trên tay rồi mới có các hoạt động khác. Đặc biệt tránh cho cồn tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt, mũi, miệng,..vì có thể gây kích ứng và dẫn đến các triệu chứng phụ khác.
So sánh cồn 90 độ và nước muối sinh lý
Hiện nay không ít người nhầm lẫn về công dụng của cồn 90 độ và nước muối sinh lý nên dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Sau đây là điểm giống và khác nhau giữa cồn 90 độ và nước muối sinh lý.
Giống nhau
Dùng để làm sạch vết thương ngoài da. 2 dung dịch đều có khả năng làm sạch.
Khác nhau
|
Cồn 90 độ |
Nước muối sinh lý |
Thành phần |
Cồn 90%, nước 10% |
0,9% NaCl, 1 lít nước |
Khả năng sát khuẩn |
Có |
Không |
Nơi sử dụng |
Ngoài da |
Ngoài da, bên trong cơ thể |
Lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý
Trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước muối sinh lý khác nhau vì thế cần phải đọc kỹ thông tin trước khi sử dụng. Ví dụ khi cần nhỏ tai, bạn cần mua loại nước muối sinh lý dành cho nhỏ tai. Không nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt để nhỏ tai và ngược lại.
Hơn nữa, nước muối sinh lý để sử dụng cho các bộ phận bên trong như mắt, mũi, truyền dịch,… không được tự ý điều chế tại nhà. Mặc dù công thức điều chế không quá khó khăn tuy nhiên độ tinh khiết của sản phẩm không được đảm bảo. Điều này không tốt cho người sử dụng hoặc thậm chí gây phản tác dụng.
Cách pha loãng cồn 90 độ để sát khuẩn?
Theo Bộ Y tế khuyến cáo dung dịch cồn 80 độ sẽ giúp tiêu diệt các loại virus, vi sinh vật gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra cồn 70 độ cũng có khả năng sát khuẩn cao nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu.
Vì vậy nếu bạn có sẵn cồn 90 độ, bạn hoàn toàn có thể pha loãng theo tỷ lệ tiêu chuẩn để điều chế nước rửa tay, bảo vệ sức khỏe gia đình mùa dịch. Tham khảo ngay công thức pha loãng cồn 90 độ sau đây:
Chuẩn bị các nguyên liệu
- Bạn cần chuẩn bị 8 chai cồn 90 độ 500ml
- 1 chai nước nước chất/ nước tinh khiết đóng chai
- 1 chai nhựa hoặc thủy tinh có thể tích tối thiểu 500ml
Chi tiết cách pha chế
Bước 1: Pha loãng cồn với nước cất
Bạn pha theo tỷ lệ 8:1 (8 phần cồn 90 độ, 1 phần nước) sẽ có cho cồn 80 độ đúng chuẩn để sử dụng cho cả gia đình phòng chống dịch bệnh. Cụ thể nếu bạn có 500ml nước cất thì pha thêm 400ml cồn 90 độ.
Trong trường hợp bạn có sẵn dung dịch cồn 70 độ và 90 độ, bạn vẫn có thể điều chế ra cồn 80 độ theo công thức. Cho bao nhiêu cồn 90 độ thì đổ bấy nhiêu cồn 70 độ. Ngoài sát khuẩn tay bạn cũng có thể dùng dung dịch cồn để vệ sinh nhà cửa, các bề mặt nhằm hạn chế các virus, vi khuẩn gây hại.
Bước 2: Pha dung dịch cồn với nước tinh khiết và tinh dầu
Mùi cồn nguyên bản sẽ có mùi hơi khó chịu, vì vậy để điều chế được dung dịch cồn sát khuẩn tay có mùi dễ chịu hơn bạn hãy cho thêm vài giọt tinh dầu nhé. Công thức pha loãng tương tự như trên, vẫn áp dụng tỷ lệ 8:1.
Ưu tiên sử dụng các loại tinh dầu có khả năng diệt khuẩn, khử trùng để tăng tính hiệu quả như nghệ, tràm trà, oải hương, bạc bà,…
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm nước rửa tay khô chi tiết với nhiều công thức đơn giản.
Nước muối sinh lý pha cồn 90 độ có sát trùng tay được không? Câu trả lời đã được giải đáp chi tiết ở trên. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các cách pha chế nước rửa tay an toàn, đơn giản ngay tại nhà. Để tìm mua các sản phẩm cồn gia công, vui lòng liên liên hệ với qua website hoặc hotline. Chúc các bạn và gia đình nhiều sức khỏe.